Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường là loại hồ sơ môi trường do Nhà nước áp dụng từ năm 2022. Đây là văn bản do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, được cấp phép

  • Xả thải ra môi trường;
  • Quản lý chất thải;
  • Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài sử dụng làm nguyên liệu sản xuất;

Với điều kiên phải bảo vệ môi trường theo quy định

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường

Căn cứ Điều 41 của Luật BVMT 2020. Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường bao gồm:

Bộ tài nguyên và môi trường

-Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
-Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Bộ quốc phòng và bộ công an

Cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

UBND cấp tỉnh

-Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này
-Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên
-Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

uBND Cấp huyện

Cấp giấy phép môi trường cho các trường hợp còn lại.

Thời điểm cấp GPMT

Dự án thuộc đối tượng lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (GPMT) sau khi hoàn thành công trình xử lý chất thải.

Dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM thì tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ cấp GPMT sau khi có đầy đủ hồ sơ.

Dự án quy định tại khoản 2 điều 39 của Luật BVMT đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước ngày Luật có hiệu lực thì tự quyết định nộp hồ sơ cấp GPMT nhưng phải có GPMT sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm:
+ Chậm nhất trước 45 ngày với giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của cấp bộ.
+ Trước 30 ngày với giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện.

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN hoạt động trước ngày luật này có hiệu lực phải có GPMT trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật môi trường có hiệu lực.

hồ sơ môi trường cần thiết

Đối tượng nào cần phải xin cấp phép môi trường

Theo điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì dự án phải có giấy phép môi trường bao gồm:

Dự án đầu tư thuộc nhóm I, II và III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải ra môi trường cần được xử lý hoặc phát sinh CTNH phải được quản lý theo quy định.
Dự án hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí môi trường (cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN).

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

Điện thoại: 1900 1713      

Email: info@hsevn.com.vn  

Website: http://hsevn.com.vn

Trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.

VPĐD: Số 65/17 Đường Thới An 21, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Visited 24 times, 1 visit(s) today