SGC – QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

                             HOTLINE: 1900 1713   |   EMAIL: INFO@HSEVN.COM.VN   |   ZALO: 0986 709 307

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

SAI GON TECHNOLOGY SERVICE CORPORATION

Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là báo cáo về những tác động lên môi trường bởi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Mỗi dự án trước khi được triển khai đều phải báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như các bạn biết, mỗi dự án trước khi được triển khai đều phải đánh giá tác động môi trường, vì chỉ có đánh giá tác động môi trường ĐTM mới giúp các doanh nghiệp hiểu được dự án mà họ đang đầu tư có tác động đến môi trường như thế nào? Tuy vậy, những ngành nghề nào phải thực hiện điều này? Việc lập có vai trò ý nghĩa ra sao? Mời các bạn đọc bài viết này của chúng tôi nhé.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì

 Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM tên tiếng Anh là EIA,  là quá trình phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường. Qua đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( trích dẫn theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở nhằm đánh giá hiện trạng môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động, từ đó có thể đề ra các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm hiệu môi trường hiệu quả.

Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường tại đơn vị đó.

Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM giúp doanh nghiệp hoặc đơn vị biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định là như thế nào. Từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không

Ràng buộc trách nhiệm và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án.

Hợp thức hóa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Qua quá trình phát triển kinh tế xã hội thì cần đi đôi với bảo vệ môi trường.

Vai trò và ý nghĩa của lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:

Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa hiệu quả.

Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh

Giúp nhà quản lý mạnh dạn hơn khi đưa ra quyết định.

Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường đến kiểm tra

Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:

Lập ĐTM khuyến khích quy hoạch được tốt hơn.

Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ khắng khít hơn.

Căn cứ pháp lý áp dụng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Luật bảo vệ môi trường (BVMT) số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.

Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015.

Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13/05/2019

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT bàn hành ngày 31/12/2019.

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

  Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị định số 40/2019/NĐ-CP, đó là:

  • Nhóm dự án về xây dựng.
  • Nhóm dự án sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Nhóm dự an giao thông, điện tử, năng lượng, phóng xạ.
  • Nhóm dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ.
  • Nhóm dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
  • Nhóm dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, … và các dự án khác.

Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án.

  Lưu ý: Nếu những doanh nghiệp nào đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, thì cần lập ngay để tránh vi phạm pháp luật.

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau đó là:

  • Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn tại nơi cần lập dự án
  • Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH tại khu vực cần lập dự án
  • Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án để tránh những bất trắc sau này hoặc trong quá trình tiến hành dự án
  • Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực lập dự án;
  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án;
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
  • Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án.

Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc quyền thẩm định của Bộ TNMT, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thời hạn thẩm định tối đa là 30 ngày làm việc đối với các dự án do Bộ TNMT thẩm định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp các dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là 45 ngày làm việc.

Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc quyền thẩm định của Bộ TNMT, thời hạn thẩm định tối đa là 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp các dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là 30 ngày làm việc.

Thời hạn thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

Điện thoại: 1900 1713      

Email: info@hsevn.com.vn  

Website: http://hsevn.com.vn

Trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.

VPĐD: Số 65/17 Đường Thới An 21, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Visited 184 times, 1 visit(s) today