Với sự phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước của chúng ta. Hiện nay, môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề lớn càng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải, chất thải rắn. Ở những thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lí chất thải. Để bảo vệ cuộc sống tương tai của chúng ta, cần phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ tài nguyên nước, một trong đó là việc quan trắc môi trường nước thường xuyên, sẽ giúp phân tích chật lượng nguồn nước và đưa ra hướng bảo vệ tích cực nhất.
Tìm hiểu quan trắc môi trường nước là gì?
Quan trắc môi trường nước là quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về các tính chất vật lí, hóa học và sinh học trong môi trường nước, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian và không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường.
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần phải thường xuyên thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện quan trắc môi trường nước của các doanh nghiệp để có biện pháp xử lý nghiêm minh.
Để tránh bị xử phạt không đáng có và gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh. Quý doanh nghiệp hãy liên hệ Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ Sài Gòn (SGC) để thực hiện quan trắc môi trường nước theo đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi tự tin và đảm bảo mang đến cho đối tác của mình những dịch vụ quan trắc môi trường tốt nhất.
Quan trắc môi trường nước nhằm mục đích gì?
Quan trắc môi trường nước đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhằm:
-
- Phục vụ dựa theo yêu cầu của công tác quản lý môi trường quốc gia, khu vực và địa phương
- Đánh giá được tình hình hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực và tại địa phương
- Đánh giá những diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian
- Đánh giá mức độ phù hợp của môi trường nước với các tiêu chuẩn cho phép
- Đưa ra được các cảnh báo sớm về nguy cơ ô nhiễm tài nguyên nước
Vị trí quan trắc nước
- Đối với nước sông, suối: Quan trắc chất lượng nền
- Các vị trí ở thượng lưu, chưa có tác động nguồn xả thải: Phân bố đều vực nước, đại diện cho các địa điểm thủy văn khác nhau. Nếu có các nhánh sông hợp lưu, chọn điểm sau hợp lưu, trộn lẫn các nhánh
- Vị trí chọn sao cho dễ tiếp cận
- Quan trắc tác động
- Ở những nơi có nguồn thải – chọn vị trí dưới nguồn xả, nước trộn đều.
Khi có dòng nhánh vào dòng chính – cần lấy ít nhất 2 điểm, một ở thượng lưu điểm rẻ nhánh và một ở hạ lưu đủ xa để bảo đảm trộn lẫn hoàn toàn. Trộn lẫn theo chiều thẳng đứng thường hoàn toàn trong vòng 1km. Trong khi trộn lẫn theo chiều ngang phụ thuộc vào các khúc ngoặt và thường là vài km.
Các sông ảnh hưởng triều cần phải nắm rõ chế độ triều và lấy mẫu khi triều kiệt.
Tần suất, thời gian lấy mẫu
- Tấn suất quan trắc nền tối thiểu 1 tháng/1 lần.
- Tần suất quan trắc tác động tối thiểu 1 quý/ 1 lần.
Tần suất quan trắc môi trường nước tùy thuộc vào yêu cầu công tác quản lí môi trường, đặc điểm nguồn nước.
- Khi có những thay đổi theo chu kì hay thường xuyên, cần thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa 2 lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi.
Về nguyên tắc, tần số thu mẫu càng dày, độ chính xác của đánh giá càng cao. Tuy nhiên phải tối ưu do hạn chế nhân lực, chi phí thực hiện quan trắc.
Các thông số quan trắc
Lựa chọn thông số quan trắc tùy thuộc vào:
- Mục tiêu quan trắc – nền chất lượng nước, xu hướng diễn biến chất lượng nước, đánh giá ô nhiễm do nguồn thải…
- Mục đích sử dụng nước – cấp nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…
- Đặc điểm đối tượng quan trắc – sông lớn, sông nhỏ, hồ, đầm phá, dòng chảy,..
- Quy định trong các tiêu chuẩn chất lượng
Các thông số bao gồm:
+ Thông số đo, phân tích tại hiện trường: nồng độ PH, nhiệt độ, hàm lượng oxi hòa tan (DO), độ dẫn điện (EC), độ đục, tổng chất rắn hòa tan (TDS).
+ Thông số khác: độ màu, thế oxi hóa khử, tổng chất rắn lơ lững (TSS), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxi hóa học (COD), nitrit (NO2–), amoni (NH4+), sunphat (SO42-), photphat (PO43-), tổng nitơ (T-N), silicat (sio32-), tổng sắt, clorua (Cl–), florua (F–), độ kiềm, coliform, khuẩn E.coli, phecal coli, xianua (CN–), đioxit silic (sio2), dầu mỡ, asen, cadimi, crom, chì, thủy ngân, kẽm, đồng, niken, mangan, các ion natri, kali, magie, canxi, phenol, chất hoạt động bề mặt dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, sinh vậy phù du và sinh vật đáy.
Ngoài các thông số chất lượng nước kể trên, các thông số thủy văn, sinh học cũng được quan tâm xem xét trong các chương trình quan trắc chất lượng nước.
Quy trình thực hiện quan trắc môi trường nước tại SGC
- Công tác chuẩn bị:
Chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ, sơ đồ khu vực, thông tin chung về khu vực lấy mẫu, hóa chất, vật tư, dụng cụ cần thiết, theo dõi thời tiết, điều kiện khí hậu…
- Lấy mẫu, đo đạc và phân tích tại hiện trường.
- Bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm của công ty.
- Phân tích trong phòng thí nghiệm: việc phân tích các thông số phải tuân theo các phương pháp, quy định của pháp luật.
- Xử lí số liệu và báo cáo: Kiểm tra số liệu, xử lí thống kê, bình luận về số liệu, báo cáo kết quả cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
Điện thoại: 1900 1713
Email: info@hsevn.com.vn
Website: http://hsevn.com.vn
Trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.
VPĐD: Số 65/17 Đường Thới An 21, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM.