SGC – QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn đánh giá phân loại điều kiện lao động theo TT 29/2021

Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2022 về Quy định phân loại lao động theo điều kiện lao động, theo đó Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm. Để tìm hiểu rõ hơn Chúng ta cùng xem qua về hướng dẫn đánh giá phân loại điều kiện lao động TT 29/2021 qua nội dung dưới đây.

Quy định đánh giá phân loại điều kiện lao động 

🔸 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định “Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động”.

🔸 Khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định “Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm.”

🔸 Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho người lao động quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động”.

Như vậy, DN phải phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ nhưng tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm.

Phương pháp thực hiện đánh giá phân loại điều kiện lao động

Tại Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH cũng hướng dẫn đánh giá phân loại điều kiện lao động Tt 29/2021 nêu rõ về phương pháp đánh giá được thực hiện theo các bước sau:

🔸 Xác định tên nghề, công việc

🔸 Đánh giá điều kiện lao động: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động; Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động.

🔸 Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức

🔸 Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định

Kết quả thực hiện đánh giá phân loại điều kiện lao động

Căn cứ vào kết quả phân
loại lao động, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra
khỏi Danh mục nghề
 thì người sử dụng lao động có văn bản gửi bộ quản
lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội.

Tài liệu gửi kèm văn bản
đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm:

🔸 Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành,
lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.

🔸 Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối
với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng
hợp kết quả theo mẫu.

🔸 Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm theo mẫu.

Quy định xử phạt hành chính lĩnh vực lao động

Điều 21. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

✡️ Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

🔸 Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

🔸 Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

🔸 Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

🔸 Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

🔸 Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

✡️ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho người lao động quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

Điện thoại: 1900 1713      

Email: info@hsevn.com.vn  

Website: http://hsevn.com.vn

Trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.

VPĐD: Số 65/17 Đường Thới An 21, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Visited 400 times, 7 visit(s) today