SGC – QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Xử phạt khi dự án không có giấy phép môi trường quy định ra sao?

Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 ban hành giấy phép môi trường. Hiện tại, đây đang là hồ sơ môi trường  mà các doanh nghiệp bắt buộc phải có. Là một trong những công cụ pháp lý dùng để quản lý doanh nghiệp, cũng là căn cứ để cơ quan Nhà nước thực hiện công tác thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

Tư vấn xin cấp giấy phép môi trường

Những ai phải có giấy phép môi trường?

Theo quy định tại điều 39, Luật Bảo vệ môi trường số 2020 quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường như sau:

1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn.

Thời hạn của giấy phép là bao lâu?

Căn cứ vào khoản 4, điều 40, Luật Bảo vệ môi trường quy định như sau:

    1. Dự án nhóm I: thời hạn 7 năm 

    2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I: thời hạn 7 năm

    3. Đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 4, điều 40, luật này có thời hạn giấy phép môi trường là 10 năm

Giấy phép tích hợp những hồ sơ môi trường thành phần nào?  

   – Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
   – Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
   – Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi;
   – Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
   – Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
   – Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;

Xử phạt khi dự án không có giấy phép môi trường quy định ra sao?

 Căn cứ theo quy định tại điều 14, Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với các doanh nghiệp không có giấy phép như sau:

  • Dự án đầu tư cơ sở phải có giấy phép môi trường cấp huyện: phạt từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
  • Dự án đầu tư cơ sở phải có giấy phép môi trường cấp tỉnh: Phạt từ 150.000.000 đến 170.000.000 đồng.
  • Dự án đầu tư cơ sở phải có giấy phép môi trường cấp bộ: Phạt từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng.
Theo mục 2 Điều 6 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ” Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
 
Mọi cơ sở cần nắm rõ quy định và thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép môi trường đúng quy định để tránh vi phạm pháp luật.
Xử phạt khi dự án không có giấy phép môi trường
Xử phạt khi dự án không có giấy phép môi trường

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

Điện thoại: 1900 1713      

Email: info@hsevn.com.vn  

Website: http://hsevn.com.vn

Trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.

VPĐD: Số 65/17 Đường Thới An 21, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Visited 89 times, 1 visit(s) today