SGC – QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

                             HOTLINE: 1900 1713   |   EMAIL: INFO@HSEVN.COM.VN   |   ZALO: 0986 709 307

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

SAI GON TECHNOLOGY SERVICE CORPORATION

Thủ tục môi trường hằng năm dành cho Doanh nghiệp.

Việc đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp là điều cực kì quan trọng vì vậy các doanh nghiệp không thể bỏ qua 11 thủ tục môi trường cần thiết dưới đây để giúp doanh nghiệp quản lý, theo dõi và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Không những thế, doanh nghiệp còn được đánh giá cao bởi cộng đồng và các đối tác doanh nghiệp, nâng cao giá trị bền vững cho công ty và xã hội.

Mục lục

Các thủ tục môi trường cần thiết hàng năm doanh nghiệp cần phải thực hiện

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ doanh nghiệp tự lập, nó ghi chép các thông tin liên quan đến môi trường lao động nhằm quản các yếu tố có hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, từ đó có các biện pháp kiểm soát, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các rủi ro, bệnh nghề nghiệp. 

Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định tại phụ lục I – Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Các thông tin trong hồ sơ vệ sinh môi trường lao động bao gồm các kết quả đo đạc chất lượng không khí, nước, đất, độ ồn, ánh sáng, đánh giá rủi ro đối với các tác nhân độc hại như bụi, khí độc, hóa chất, nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố môi trường khác. Bên cạnh đó, hồ sơ cũng bao gồm các biện pháp kiểm soát và quản lý rủi ro, báo cáo tình trạng môi trường lao động và kết quả đánh giá rủi ro, và các thông tin khác liên quan đến vệ sinh môi trường lao động tại doanh nghiệp.

Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động là quá trình đo đạc, giám sát và ghi nhận các thông số môi trường lao động nhằm đánh giá tình trạng môi trường lao động tại một địa điểm cụ thể. Quan trắc môi trường lao động được đo đạc để xác định các tác nhân có hại phát sinh trong quá trình làm việc, được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động do cơ sở lao động lập.

Quan trắc môi trường lao động được thực hiện theo nghị định 44/2016/NĐ-CP. Còn theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP, các vị trí là việc thuộc ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm cần phải đánh giá tâm sinh lý lao động Ergonomics (Đánh giá Ecgonomy).

Quan trắc môi trường lao động thường được thực hiện bởi các chuyên gia đo đạc và giám sát môi trường lao động hoặc bởi các nhà quản lý vệ sinh môi trường lao động trong doanh nghiệp.

Dịch vụ phân loại lao động tại SGC
dịch vụ quan trắc môi trường lao động - SGC

Báo cáo y tế lao động

Báo cáo y tế lao động là tài liệu tổng hợp về các hoạt động liên quan đến chăm sóc sức khỏe và an toàn lao động của một cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp. Báo cáo này thường được chuẩn bị bởi các chuyên gia y tế lao động và các quản lý trong doanh nghiệp.

Báo cáo y tế lao động bao gồm các thông tin về tình hình sức khỏe của người lao động trong doanh nghiệp, các bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro y tế lao động.

Mẫu báo cáo y tế lao động được quy định tại phụ lục 8 – Thông tư 19/2016/TT-BYT.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (bao gồm báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Việc chuẩn bị và cung cấp báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một phần quan trọng trong quản lý môi trường và giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường, từ đó đưa ra các quyết định và biện pháp cải tiến, tăng cường chất lượng môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tăng cường sự tin tưởng từ phía cộng đồng và khách hàng.

Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động bắt buộc lập báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động. 

Định kỳ thực hiện hàng hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế  theo mẫu được quy định tại Phụ lục II – Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH. 

Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.

Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm: gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm. Đối với báo cáo năm: trước ngày 10 tháng 01 năm sau, mẫu quy định tại Phụ lục XII, Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Báo cáo công tác phòng cháy chữa cháy

Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 

Các mẫu báo cáo quy định tại phụ lục VIII của Thông tư 17/2021/TT-BCA

Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động hóa chất định kỳ hằng năm, phải gửi báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của cơ sở theo Mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư 32/2017/TT-BCT đến  Sở Công Thương tỉnh, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.

Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc danh mục hóa chất cấm

Hằng năm, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, đơn vị sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm có trách nhiệm gửi báo cáo của năm trước đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công thương theo quy định của Luật Hóa chất 2007.

Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là quá trình kiểm tra tình trạng sức khỏe của người lao động nhằm phát hiện sớm các bệnh lý, tăng cường sức khỏe và nâng cao năng suất làm việc. Đây là một hoạt động quan trọng đối với quản lý sức khỏe và an toàn lao động, giúp đảm bảo người lao động luôn có tình trạng sức khỏe tốt để làm việc trong môi trường lao động.

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần/năm; đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại phải được khám sức ko quy định của Bộ luật lao động 2012.

Khám bệnh nghề nghiệp

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng 1 lần theo quy định của Luật An toàn Vệ sinh lao động.

Quy định áp dụng và thời gian thực hiện các thủ tục môi trường

Thủ tục môi trường hàng năm dành cho Doanh nghiệp
Thủ tục môi trường hàng năm dành cho Doanh nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

Điện thoại: 1900 1713      

Email: info@hsevn.com.vn  

Website: http://hsevn.com.vn

Trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.

VPĐD: Số 65/17 Đường Thới An 21, P. Thới An, Q. 12, TP. HCM.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Visited 39 times, 1 visit(s) today